Phân loại Tiếng_Bạch

Nguồn gốc của tiếng Bạch lu mờ qua hai thiên niên kỉ chịu ảnh hưởng của các dạng tiếng Trung, đa phần từ vựng của nó vay mượn từ tiếng Trung qua nhiều thời kì khác nhau.[12]Để xác định nguồn gốc, những nhà nghiên cứu trước hết phải nhận diện rồi loại ra những lớp từ mượn, sau mới nghiên cứu khối từ còn lại.[13] Khi nhìn nhận việc nghiên cứu, Uông lưu ý rằng những nghiên cứu đầu tiên đầy chật vật do sự thiếu tài liệu với tiếng Bạch và sự thiếu chắc chắn trong phục dựng các dạng cổ của tiếng Trung.[14]Những nhà nghiên cứu ngày nay xem tiếng Bạch như một nhánh cổ tách ra từ sớm của tiếng Trung, một ngôn ngữ chị em, hay một ngôn ngữ Hán-Tạng có liên hệ gần.[15][16]

Có những sự tương ứng thanh điệu khác nhau đối với mỗi lớp từ mượn.[17] Nhiều từ dễ dàng được xác định là từ mượn thời kỳ sau bởi chúng có thấy những sự biến đổi âm vị sau:[18]

Những thay đổi này có thể có niên đại từ tận thế kỷ I CN.[19]

Lớp từ vựng cổ nhất của tiếng Bạch mà cùng gốc tiếng Trung, trong danh sách của Uông, gồm 250 từ,[20] trong đó có những từ vẫn hay dùng trong tiếng Bạch, hiện diện trong Văn ngôn, nhưng đã mất đi trong các dạng tiếng Trung hiện đại.[21] Những đặc điểm của lớp từ này có thể đem so với phục dựng ngữ âm tiếng Trung Quốc thượng cổ hiện có:

  • vắng mặt những âm mũi vô thanh và âm cạnh lưỡi đặc trưng của tiếng Trung thượng cổ,[22] dù trong vài trường hợp lại tương ứng với những phương ngữ miền tây của tiếng Trung thời Hán, khác với phương ngữ miền đông mà từ đó tiếng Trung trung đại và hầu hết các dạng tiếng Trung hiện đại bắt nguồn.[23]
  • ở chỗ mà tiếng Trung trung đại có l-, bắt nguồn từ *r tiếng Trung thượng cổ, tiếng Bạch có j trước i, n trước âm cuối mũi, và ɣ trong trường hợp khác.[24][25] Tuy vậy, trong từ mà l- tiếng Trung trung đại tương ứng với /s/ ở các phương ngữ Mân nội địa, tiếng Bạch lại hay có âm tắc, củng cố cho đề xuất của Baxter và Sagart rằng những âm đầu như thế bắt nguồn từ cụm phụ âm.[26]
  • *l- tiếng Trung thượng cổ thường tương ứng với âm vòm và răng trong tiếng Trung trung đại và tiếng Bạch, song được giữ nguyên là *l- trong một vài từ tiếng Bạch.[27]
  • *-aw và *-u hợp nhất trong tiếng Trung trung đại ở những từ không có âm vòm giữa âm tiết vào thế kỷ IV, nhưng vẫn được phân biệt trong tiếng Bạch.[28][29]
  • Nhiều từ kết thúc bằng *-ts trong tiếng Trung thượng cổ (trở thành -j với thanh khứ (去) trong tiếng Trung trung đại), tạo nên thanh điệu ứng với âm tắc cuối từ trong tiếng Bạch.[30]

Sergei Starostin đề xuất rằng những điều trên cho thấy tiếng Bạch tách khỏi tiếng Trung chừng thế kỷ II TCN, tức thời Tây Hán.[31][32] Uông giữ quan điểm rằng nét tương đồng giữa tiếng Bạch nguyên thuỷ mà ông phục dựng với tiếng Trung cổ không thể giải thích chỉ bằng ngữ âm tiếng Trung thượng cổ, và do vậy nhóm Hán-Bạch nhất định từng tồn tại.[33]

Starostin và Trịnh Trương Thượng Phương cho rằng phần từ vựng tiếng Trung thượng cổ đại diện cho đại đa phần khối từ vựng còn lại của tiếng Bạch, nên tiếng Bạch phải là một nhánh tiếng Trung Quốc tách ra sớm.[29] Trái lại, Lee và Sagart (2008) cho rằng khi loại hết lớp từ vựng tiếng Trung, còn một phần từ phi Hán sót lại, đại diện bởi 15 trên 100 từ trong danh sách Swadesh từ cơ bản. Họ nêu bật rằng 15 từ còn lại này liên quan đến nghề trồng lúa và nuôi heo, đồng thời có nét giống với ngôn ngữ Lô Lô nguyên thủy.[34] Nghiên cứu của Lee và Sagart lại được List (2009) nhìn nhận thêm.[35] Cung Tuân đề xuất rằng lớp từ sót lại này mang gốc Khương, chỉ ra rằng người Bạch và người Khương gọi mình là "trắng", còn người Lô Lô gọi mình là "đen".[21]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiếng_Bạch http://www.ynszxc.gov.cn/villagePage/vIndex.aspx?d... http://stedt.berkeley.edu/pdf/JAM/Bai.pdf //dx.doi.org/10.1075%2Fdia.25.3.03yeo //dx.doi.org/10.3406%2Fclao.2005.1728 http://glottolog.org/resource/languoid/id/baic1239 http://www-01.sil.org/silesr/2007/silesr2007-012.p... http://starling.rinet.ru/Texts/bai.pdf http://starling.rinet.ru/cgi-bin/response.cgi?root... http://www.ling.sinica.edu.tw/LL/en/monographs.Con... https://lingulist.de/documents/mickeln_basic_vocab...